Các bệnh cần phục hồi chức năng

Ngày đăng: 29/12/2022 02:45 PM

    Phục hồi chức năng là biện pháp hồi phục lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, tai nạn, đột quỵ, bại não... gây ra. Quá trình này thường được thực hiện song song với phòng và chữa bệnh nhằm mang lại kết quả chữa trị cao nhất, giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe tốt và có hệ xương khớp chắc khỏe.

         1. Phục hồi chức năng là gì?

    Phục hồi chức năng là một trong 3 thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành y khoa, bao gồm phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng. Đây là một chuyên ngành trong y học, có chức năng nghiên cứu và ứng dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp tình trạng bệnh lý thuyên giảm hoặc phục hồi lại chức năng một số cơ quan sau điều trị, chữa bệnh.

    Thông thường, khi bị bệnh hoặc gặp chấn thương, nhiều người vẫn hay nghĩ đến các biện pháp điều trị nhanh khỏi bệnh và tránh gặp nguy hiểm. Thế nhưng họ lại ít nghĩ đến vấn đề duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, làm thế nào để hòa nhập lại với cuộc sống, sống có ích và có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội.

    Chính vì thế, phục hồi chức năng sẽ là biện pháp nhằm cải thiện và hồi phục các cơ quan, bộ phận gặp vấn đề, trả lại khả năng hoạt động hiệu quả, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh gây liệt, tàn phế.

    Có thể hiểu đơn giản, phục hồi chức năng là một mảng lớn, kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau từ y học cho đến xã hội học, tâm lý học, kinh tế, giáo dục, hướng nghiệp, giao tiếp,... để hồi phục các bộ phận bị tổn thương, nhằm giúp người bệnh luôn có sức khỏe tốt, sống vui vẻ và có ích cho xã hội.

         2. Mục đích của phục hồi chức năng

    Phục hồi chức năng cần thực hiện đi đôi với phòng bệnh và chữa bệnh, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp khác nhau để tác động như vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, cải thiện môi trường sống và sinh hoạt, chọn công việc phù hợp,... Trên thực tế, mục đích chính của biện pháp này là:

         3. Các bệnh cần phục hồi chức năng

    Phục hồi chức năng là quá trình thường chỉ áp dụng cho những người có vấn đề về tâm lý, chấn thương thần kinh cột sống – cơ xương khớp, người khuyết tật,... cụ thể như sau:

         4. Các hình thức phục hồi chức năng

    Trên thực tế, có 3 hình thức chủ yếu để phục hồi chức năng, đó là thực hiện tại phòng khám, tại nhà và trong cộng đồng. Tại mỗi nơi thường có các biện pháp tiến hành khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ kết hợp nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline